Miếng dán sử dụng men thực phẩm để đo độ phóng xạ nguy hiểm

(NTO) Các nhà khoa học ở Đại học Purdue (Mỹ) đã phát triển một miếng dán có thể đo lượng phóng xạ trong các phòng chụp X-quang. Các bác sĩ có thể chỉ dán một miếng nhỏ trên cơ thể để biết khi nào nồng độ bức xạ trở nên nguy hiểm.

Để làm điều này, các nhà khoa học đã sử dụng men thực phẩm thông thường saccharomyces cerevisiae để làm cơ sở của miếng dán. Loài nấm đơn bào này phản ứng rất nhạy với bức xạ, liều càng cao thì càng có nhiều tế bào nấm men chết. Quá trình này có thể được kích hoạt bằng cách thêm một giọt nước vào các tế bào nấm còn sống sót. Khi đó, các phân tử carbon dioxide được giải phóng và cùng với chúng là các ion - hạt tích điện được hình thành. Kết quả của quá trình này, độ dẫn điện của miếng dán thay đổi và điều này có thể dễ dàng đo được.

Như vậy, khi biết một số vi khuẩn nhất định thay đổi độ dẫn điện của miếng dán, có thể tính được số lượng vi khuẩn còn sống. Điều này sẽ giúp hiểu rõ mức độ bức xạ mà vi khuẩn trên miếng dán và người mang miếng dán phải chịu tác động phơi nhiễm.