Công tác phòng, chống mại dâm - cai nghiện ma túy:

Tăng cường công tác phòng, chống mua bán người

Triển khai thực hiện Nghị định số 09/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người (MBN); công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và phòng, chống MBN trong giai đoạn 2013-2019 trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng.

UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện công tác phòng, chống mại dâm; tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về và chỉ đạo các ban ngành liên quan, các huyện, thành phố triển khai thực hiện, đã tạo ra nhưng tiền đề cơ bản cho công tác triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trọng tâm về sức khoẻ, giáo dục, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, trợ giúp cho những nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc phòng chống MBN và được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện. Nhiều hoạt động tuyên truyền được thực hiện như tổ chức các hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người; tổ chức tọa đàm, tuyên truyền trên hệ thống loa, đài, phát thanh, truyền hình, panô, áp phích… với những nội dung dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi, trong đó tập trung vào các đối tượng là phụ nữ ở nông thôn. Cung cấp các tài liệu về tuyên truyền phòng, chống MBN cho lực lượng có liên quan đến cán bộ làm công tác phòng, chống MBN và nhiều chị em phụ nữ biết để phòng tránh và xử lý khi gặp các trường hợp bị mua bán xảy ra trên địa bàn. Hàng năm, Ban Chỉ đạo đều xây dựng kế hoạch, tổ chức Lễ phát động và triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người (30-7). Công tác tập huấn, nâng cao năng lực và kiến thức về phòng, chống MBN được các ngành quan tâm thực hiện.

Chỉ đạo triệt phá các đường dây, ổ nhóm hoạt động và xử lý nghiêm 100% số vụ việc, đường dây hoạt động MBN dưới mọi hình thức trên địa bàn tỉnh, nhất là tại những địa bàn phức tạp, khu vực giáp ranh. Nâng cao nhận thức trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức và công dân, tạo sự đồng thuận trong công tác phòng, chống MBN. Trong giai đoạn từ năm 2013 đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 13 nạn nhân bị mua bán trở về. Hiện các cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương tiếp cận với gia đình nạn nhân để thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân theo quy định pháp luật. Tính chung từ trước đến nay, trên địa bàn tỉnh có 50 đối tượng liên quan đến MBN (12 tội phạm MBN và 38 nạn nhân bị mua bán), trong 38 nạn nhân có 31 nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc; 6 nạn nhân bị lừa bán sang Malaysia và 1 nạn nhân bị lừa bán sang Liên bang Nga. Nhìn chung, các nạn nhân bị mua bán trở về đều được các ngành, các cấp Hội phụ nữ, chính quyền địa phương tiếp nhận, tư vấn ổn định tâm lý, trợ giúp pháp lý, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc ban đầu và bàn giao cho địa phương, gia đình quản lý, chăm sóc và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng. Việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng, các nạn nhân, người nhà nạn nhân được thực hiện đầy đủ nhằm nâng cao công tác hỗ trợ nạn nhân.

Để triển khai thực hiện Nghị định số 09/2013/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu quả hơn, trong thời gian đến tỉnh sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác phòng, chống MBN; tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong toàn xã hội về phòng, chống MBN, góp phần ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm MBN. Đồng thời, tổ chức triển khai, tuyên truyền sâu rộng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, từ đó nâng cao về nhận thức, hành động của toàn xã hội về phòng, chống MBN nhằm giảm các nguy cơ, tội phạm liên quan đến MBN; phát huy sức mạnh tổng họp của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội, chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm MBN và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Các lực lượng chức năng triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ, xác lập hồ sơ điều tra cơ bản các tuyến, địa bàn trọng điểm, các đường dây, băng nhóm, đối tượng nghi vấn hoạt động MBN để có kế hoạch, biện pháp phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn. 

Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng các chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác hỗ trợ cho các đối tượng là người nghèo, chính sách xã hội, đối tượng yếu thế… nhất là chuơng trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em tại địa phương. Khi xây dựng và thực hiện các chương trình này, các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm… quan tâm lồng ghép nội dung phòng, chống MBN và hỗ trợ nạn bị mua bán trở về để giúp đỡ, tạo điều kiện cho các đối tượng bị mua bán trở về được tiếp cận các chương trình, tái hòa nhập cộng đồng.

* Tuyên truyền Luật phòng chống MBN và các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người (30-7), Hội LHPN tỉnh đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền luật MBN và các văn bản có liên quan cho trên 3.900 lượt cán bộ, hội viên. Đồng thời chủ động, tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, vận động các nguồn lực từ các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về MBN cho hội viên, phụ nữ và người dân, hỗ trợ các nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng...

* Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp cùng các đơn vị có liên quan tuyên truyền về Luật Phòng chống MBN và các thủ đoạn mới của tội phạm MBN trên 25 buổi cho hàng nghìn lượt người dân vùng biển tham gia. Ngoài ra đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đúng mức đến việc nâng cao đời sống về mọi mặt cho nhân dân vùng biển, nhất là vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các địa bàn trọng điểm về tội phạm MBN. Tập trung vào công tác điều tra cơ bản, quản lý nghiệp vụ và xây dựng, xác lập và đấu tranh các chuyên án, vụ án...góp phần đảm bảo an ninh trật tự, đẩy lùi các tệ nạn xã hội như MBN, mại dâm, ma túy… trên tuyến biển.