Hồng Đằng

Mô tả cây

Hồng đằng hay huyết đằng là thân phơi hay sấy khô của cây huyết đằng

Cây huyết đằng là một loại dây leo, thân có thể dài tới 10 mét, vỏ ngoài màu hơi nâu. Lá mọc so le, kép, gồm 3 lá chét, cuống lá dài 4,5-10cm, lá chét giữa có cuống ngắn, lá chét hai bên gần như không cuống. Phiến lá chét giữa hình trứng, lá chét 2 bên hơi hình thận, dài 7-1 cm, rộng 3,5-6,5cm. Mặt trên màu xanh, mặt dưới màu xanh nhạt. Hoa đơn tính, khác gốc, mọc thành chùm ở kẽ lá, cụm hoa dài tới 14cm, mọc thõng xuống. Hoa đực màu vàng xanh, 6 lá đài, 6 cánh tràng thoái hóa thành hình sợi, 6 nhị. Hoa cái gần như hoa đực, nhiều lá noãn, bầu thượng. Quả mọng hình trứng dài 8-10mm. Khi chín có màu lam đen. Mùa hoa vào các tháng 3-4, mùa quả vào các tháng 7-8.

Công dụng và liều dùng

Huyết đằng còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Nó được dùng từ lâu đời. Trong Tống đề kinh bản thảo, vị này được ghi là huyết đằng, trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân nó được ghi là hồng đằng, trong Danh thực đồ khảo lại được ghi là đại huyết đằng.

Đông y coi vị huyết đằng có vị đắng, tính bình có khả nàng khử phong, thông kinh lạc, đau bụng giun. Ngày dùng 12g đến 40g dưới dạng thuốc sắc.

Kê huyết đằng có vị đắng tính ôn, có tác dụng bổ huyết, hành huyết, thông kinh lạc, khỏe gân cốt, dùng chữa đau lưng đau mình, kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 6 đến 12g dưới hình thức thuốc sắc hay ngâm rượu.