Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thực hiện Kế hoạch số 657/KH-UBND ngày 15/2/2024 của UBND tỉnh về việc triển khai các hoạt động nhằm tạo sự đột phá trong công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Thời gian qua, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, nhất là Tp. Phan Rang - Tháp Chàm và các huyện: Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Hải, Thuận Bắc đã tổ chức tốt các hội nghị tư vấn đào tạo nghề (ĐTN), tư vấn việc làm trong nước và ngoài nước cho NLĐ, qua đó đã giải quyết việc làm (GQVL) mới cho 4.618 lao động (LĐ), đạt 28,87% kế hoạch giao (Trong đó, có 2.121 LĐ trong tỉnh, 2.440 LĐ ngoài tỉnh; đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 57 LĐ, đạt 38%).

Tuy nhiên, qua đánh giá của UBND tỉnh, hiện vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đôn đốc triển khai quyết liệt kịp thời trong công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức các hội nghị tư vấn ĐTN,GQVL trong nước và ngoài nước cho NLĐ (huyện Bác Ái đến nay chưa tổ chức hội nghị tư vấn).

Nhằm đẩy nhanh tiến độ và tăng tốc hơn nữa trong công tác ĐTN,GQVL và đưa NLĐ động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh đạt chỉ tiêu đề ra, tạo sự đột phá trong năm 2024, góp phần GQVL, nâng cao thu nhập ổn định đời sống của NLĐ để thoát nghèo bền vững; ngày 19/4/2024, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1721/UBND-VXNV yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, địa phương, đơn vị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo đẩy mạnh công tác ĐTN,GQVL và các hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình thực tế; huy động lực lượng tham gia, phối hợp triển khai vận động người dân và thông tin, tuyên truyền các chính sách, pháp luật liên quan.

Về nhiệm vụ cụ thể, UBND tỉnh giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với địa phương và các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh tư vấn ĐTN, giới thiệu việc làm, truyền tải liên tục thông tin thị trường LĐ trong và ngoài nước, tổ chức giao dịch việc làm cố định và lưu động đến tận cơ sở, vùng sâu, vùng xa, để NLĐ biết đăng ký nộp hồ sơ và tham gia. Tăng cường liên kết và mời các DN có nhu cầu tuyển dụng với số lượng lớn chủ yếu là LĐ phổ thông cùng tham gia tư vấn tại sàn giao dịch việc làm cố định và lưu động đặc biệt là các DN trong khu, cụm công nghiệp để cung ứng LĐ kịp thời, GQVL tại chỗ. Phối hợp cùng các sở, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các DN trên địa bàn về chấp hành pháp luật lao để bảo vệ quyền lợi NLĐ. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp chung và báo cáo cho UBND tỉnh đúng tiến độ yêu cầu.

Các đơn vị: Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương, hệ thống truyền thông cơ sở thường xuyên thông tin đầy đủ, chính xác về ĐTN, thị trường LĐ; trong đó, tập trung đưa thông tin các thị trường có điều kiện làm việc tốt, an toàn đồng thời giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Thuận, Báo Ninh Thuận tăng thời lượng phát sóng, đưa tin, bài, hình ảnh; nhân rộng các mô hình mới, cách làm hay, gương điển hình về công tác ĐTN,GQVL và đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng..., nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, nhân dân.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện tốt việc hướng dẫn người lao động lập hồ sơ, thủ tục, kịp thời giải ngân nguồn vốn cho vay để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức các hoạt động tuyên truyền rộng rãi thông tin chính sách liên quan ĐTN,GQVL và đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài và vận động đoàn viên, hội viên tham gia.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh, linh hoạt hình thức tuyển sinh LĐ xã hội tham gia học nghề. Có kế hoạch đào tạo nghề theo định hướng đào tạo LĐ chất lượng cao, định hướng ngành nghề đào tạo phải đáp ứng thị trường LĐ, đáp ứng nhu cầu đơn vị sử dụng LĐ trong và ngoài nước. Khảo sát nhu cầu, chủ động ký hợp đồng liên kết đào tạo, ngành nghề đào tạo phù hợp nguồn nhân lực phù hợp theo nhu cầu tuyển dụng của DN. Tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thành phố, DN, Ban Quản lý các khu công nghiệp tổ chức ĐTN trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho LĐ nông thôn, LĐ làm việc tại các khu, cụm công nghiệp; LĐ đang làm việc trong DN nhỏ và vừa trên địa bàn; đa dạng hóa các phương thức, hình thức đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề của NLĐ và yêu cầu tuyển dụng của DN trên địa bàn tỉnh.

Đối với UBND các huyện, thành phố, quán triệt, chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh thực hiện các giải pháp triển khai thực hiện, tuyên truyền và vận động người dân trên địa bàn quản lý tích cực tham gia học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập; ưu tiên bố trí và tạo điều kiện cho đối tượng sau khi học nghề được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương; chủ động lựa chọn ngành nghề, thời gian đào tạo phù hợp.

Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc đối tượng được thụ hưởng chính sách (theo Quyết định số 76/QĐ-UBND ngày 19/1/2024 của UBND tỉnh; các chương trình hỗ trợ theo Chương trình mục tiêu quốc gia có kinh phí đã phân bổ về cho huyện) kịp thời hỗ trợ cho NLĐ khi có hồ sơ đề nghị. Thường xuyên tổ chức các hội nghị tư vấn về ĐTN,GQVL và đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài, hội nghị chuyên đề, tư vấn việc làm lưu động tại địa phương kịp thời, đúng lúc và hiệu quả; đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt truyền thông qua loa phát thanh tại các xã, phường, thị trấn; tập trung vận động các đối tượng đang trong độ tuổi LĐ và tiềm năng tham gia đi làm việc ở nước ngoài. Tổng hợp, rà soát danh sách NLĐ hiện có của địa phương có nhu cầu học nghề, tìm việc làm mới và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức các hoạt động có đầy đủ hồ sơ pháp lý, năng lực và uy tín tư vấn, tuyển chọn LĐ. Phối hợp với các ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, tư vấn của các DN hoạt động dịch vụ đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi của NLĐ; đồng thời kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho NLĐ.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét giải quyết.